Chuyển đến nội dung chính

Tạo một Website đơn giản với KompoZer

Bạn đang muốn khởi đầu cuộc phiêu lưu tạo các trang web của riêng mình một cách dễ dàng? KompoZer là một chương trình biên tập web cơ bản và tốt, sẽ cho phép bạn nhanh chóng khởi động và trở nên quen thuộc với công việc này. Bài viết giới thiệu KompoZer thông qua một loạt hình ảnh.

 

Cài đặt

Cả phiên bản ổn định (0.7.10) và beta (0.8b1) của chương trình đều không cần cài đặt, có thể tải về tại đây. KompoZer sử dụng động cơ hiển thị Gecko của Mozilla (được dùng trong Firefox), hỗ trợ cả Window, Linux và Mac OS X, tuy nhiên bản 0.7 (phát hành năm 2007) không hỗ trợ các phiên bản Linux mới. Bản 0.8b1 mới nhất trên Windows có dung lượng 8,3 MB.

Rất đơn giản, giải nén thư mục chương trình, chép vào Program Files, và tạo đường dẫn trên Desktop. Đối với những người đang tò mò, đây là một hình ảnh về nội dung thư mục của chương trình.

Còn đây là những gì bạn thấy khi lần đầu tiên khởi động chương trình. Cửa sổ chính được đặt ở chế độ thu nhỏ, và một cửa sổ hướng dẫn hiện ra, chi bạn những chỉ dẫn cần thiết và cơ bản nhất. Nếu không muốn cửa sổ này hiển thị trong lần sử dụng sau, bạn có thể làm đơn giản là bỏ chọn dấu chọn ở ô “Show tips at startup”.

Giao diện

Một trang web sau khi được tạo bởi KompoZer sẽ có dáng vẻ ra sao? Đây là một trang thí dụ mà chúng tôi tạo ra với một tiêu đề trên đầu, màu nền, hình ảnh, bảng, và một số liên kết có ích.

Chú ý ở phía dưới bạn có ba tùy chọn chế độ hiển thị: Design (thiết kế), Split (thiết kế & lẫn mã nguồn), và Source (mã nguồn).

Xem trang web mới được tạo này với trình duyệt Opera.

Thanh công cụ

Đây là một cái nhìn chi tiết về khu vực các thanh công cụ của KompoZer. Bạn có thể tùy biến cho các thanh công cụ nếu muốn...

Có hai thanh công cụ khác nhau trong KompoZer. Hình đầu là của thanh công cụ phía trên.

Hình thứ hai là của thanh công cụ phía dưới (chiếm hai dòng).

Menu

KompoZer có các menu khá chuẩn, bạn có thể xem qua menu FileEdit.

Còn đây là menu View và menu Insert.

Tiếp theo là menu FormatTable.

Và cuối cùng, menu Tools và menu Help. Chú ý rằng bạn có thể truy cập vào một trình soạn thảo văn bản bên ngoài thông qua menu Tools.

Tùy chọn

Trong “General Area” bạn có thể thực hiện bất kì thay đổi cần thiết hoặc sửa đổi cho Recent Pages Menu, lưu / xuất bản, bảng / chỉnh sửa CSS và quản lyis trang web.

Xác định font chữ và kích thước mặc định trong khu vực “Fonts”.

Thiết lập mặc định như văn bản / màu sắc liên kết, nền, và các bộ ký tự cho các trang web mới của bạn trong khu vực “New Page Settings”.

Thực hiện bất kỳ sửa đổi cần thiết mà bạn mong muốn cho các hạng mục như proxy, Markup, và ký tự đặc biệt trong khu vực “Advanced”.

Thay đổi bất kỳ cài đặt nếu cần thiết cho các ứng dụng và phần mở rộng tập tin khu vực “Applications”.

Kết luận

Nếu bạn đang tìm kiếm một trình soạn thảo trang web tốt và cơ bản để bắt đầu với việc tạo ra các trang web thì KompoZer chắc chắn là một chương trình đáng để xem xét.

Theo Howtogeek, Thông tin công nghệ

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bit.ly: vừa upload file vừa rút gọn link

TTO - Không chỉ "ăn đứt" TinyURL.com nhờ khả năng quản lý tất cả link rút gọn và thống kê số lượt truy cập link, Bit.ly đi trước TinyURL.com một bước khi kết nối với dịch vụ yfrog.com, cho phép người dùng upload file jpg, png, gif, bmp, tiff, swf, flv, pdf, mp4, mov, avi. Đương nhiên, sau khi upload file thành công, link sẽ được Bit.ly tự động rút gọn. Đáng tiếc là dung lượng file hỗ trợ upload hơi bị hạn chế. Theo thử nghiệm, nếu upload file lớn hơn 10MB thường bị đứt gánh giữa chừng. Bạn nên đăng ký một tài khoản miễn phí tại http://bit.ly/ để có thể khai thác hết tính năng mà Bit.ly hỗ trợ, bằng cách nhấp vào liên kết Sign Up phía trên góc phải, điền thông tin cần thiết vào ba hộp Choose a Username (tên đăng nhập; bạn sẽ cung cấp trang nhà có địa chỉ http://tênđăng nhập.bit.ly), Enter Your Email Address (địa chỉ email), Choose a Password (mật khẩu đăng nhập), rồi bấm nút Sign Up ở cuối trang để hoàn tất đăng ký và đăng nhập dịch vụ.

Gỡ bỏ phần mềm cài đặt khi không có công cụ Uninstaller

TTO - Hiện nay có rất nhiều phần mềm được cài đặt vào trong máy không kèm theo công cụ gỡ bỏ riêng (hay còn gọi là Uninstaller) để gỡ chúng khỏi hệ thống khi không cần đến nữa. Những lúc này bạn có thể tiến hành tự tay gỡ bỏ chúng theo cách thủ công dễ dàng. Bước 1: Sao lưu dữ liệu registry Nhằm tránh việc xảy ra sau khi gỡ bỏ thì bạn nên tiến hành thực hiện sao lưu registry trước tại một nơi an toàn. Để thực hiện bạn làm như sau: Vào menu Start, chọn Run và gõ vào regedit rồi nhấn Enter. Tại cửa sổ Registry Editor hiện ra, bạn nhấn vào File, chọn Export rồi khai báo nơi lưu trữ registry là xong. Bước 2: Tìm nguồn cài đặt phần mềm Để có thể gỡ bỏ một phần mềm không trang bị công cụ Uninstaller thì việc cần làm của bạn tiếp theo đó chính là tìm đường dẫn đến nơi cài đặt chúng. Để thực hiện, bạn chọn tập tin thực thi của phần mềm, click chuột phải và chọn Properties. Tại đây bạn nhấn vào tab Shorcut và nhìn vào sau trường Target sẽ là đường dẫn đến thư mục cài đặt của phần mềm. Để c

Tiếp cận Microsoft Office Pro 2010

Sau Windows 7 RC, thần dân IT lại có dịp tiếp cận với “hàng khủng” khác của Microsoft: bộ Microsoft Office Pro Plus 2010 Technical Preview (MO10), phiên bản thử nghiệm đầu tiên của Microsoft Office Pro 2010. MO10 là phiên bản được Microsoft phân phối cho các đối tác thân cận thử nghiệm, tích hợp đầy đủ các thành phần cần thiết như: Word 2010, Excel 2010, PowerPoint 2010, Access 2010, InfoPath 2010, OneNote 2010, Outlook 2010, Publisher 2010, Project Professional 2010, SharePoint Designer 2010, Visio Professional 2010. MO10 có dung lượng 1,34GB, tương thích với Windows XP SP2/XP SP3/Vista/7, yêu cầu máy có bộ nhớ RAM và CPU tối thiểu lần lượt là 512MB, 1GHz.