Chuyển đến nội dung chính

Cài đặt Ubuntu đồng bộ thời gian với Internet

Thỉnh thoảng, hệ thống Ubuntu thường bị mất dấu của thời gian nên thường mất đi một vài phút cứ sau mỗi tháng. Vì vậy có lẽ bạn sẽ thích sử dụng một dịch vụ rất hữu ích của Linux có tên gọi NTP để giúp thời gian trên Ubuntu luôn được đồng bộ với thời gian được quản lý tốt trên Internet. Bây giờ chúng ta cũng xem cách thiết đặt công việc này như thế nào.
Bạn cần một máy tính cài đặt Ubuntu có kết nối Internet. Truy cập Internet có thể không cần thiết mọi lúc, nó chỉ cần nếu máy tính đó có truy cập có thể bật và tắt để nó có thể kiểm tra thời gian trực tuyến và tiến hành đồng bộ.
Đăng nhập vào hệ thống Ubuntu và nhấp vào nút System trên màn hình Desktop. Đi vào mục Administraton -> Time and Date. Bạn sẽ thấy một cửa sổ pop up với cài đặt time and date hiện ra. Nhấp vào nút Unlock và gõ vào password của bạn để thực hiện tiến trình.
Trong cửa sổ này, trong danh sách menu bạn thấy mục Configuration. Bạn sẽ thấy có 2 tùy chọn - ManualKeep Synchronized with Internet servers. Chọn tùy chọn thứ hai. Nếu bạn chưa có công cụ NTP cài đặt, Ubuntu sẽ chọn bạn biết và yêu cầu nếu bạn muốn nó cài đặt NTP cho bạn.
Nhấp vào nút có tiêu đề Install NTP support. Nó sẽ yêu cầu bạn nhập password sau đó bắt đầu cài đặt công cụ bạn đã yêu cầu. Bây giờ chúng ta có thể tiên hành cài đặt đồng bộ hóa thời gian. Bước tiếp theo là nói với Ubuntu máy chủ nào bạn muốn nó tiến hành đồng bộ hóa thời gian.
Nhấn vào nút Select Servers để chọn server mà bạn muốn Ubuntu sử dụng:
Một cửa sổ sẽ mở ra, cung cấp cho bạn một vài tùy chọn. Chú ý là bạn có thể chọn nhiều hơn một server. Theo cách này nếu một server không hoạt động vì một lý do nào đó, Ubuntu sẽ thử lấy thời gian từ một server khác.
Nhấn vào nút Close khi bạn đã chọn các server. Việc cuối cùng bạn cần kiểm tra là cho dịch vụ NTP đó khởi động cùng với hệ thống. Để làm việc này bạn vào System -> Administration -> Services và hãy chắc rằng mục Clock synchronization service (ntp) đã được chọn.
Bây giờ, thời gian trên máy Ubuntu của bạn sẽ được đồng bộ với thời gian trực tuyến của các máy chủ.

Nguyễn Ngọc Quang (Theo Simplehelp)

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tiếp cận Microsoft Office Pro 2010

Sau Windows 7 RC, thần dân IT lại có dịp tiếp cận với “hàng khủng” khác của Microsoft: bộ Microsoft Office Pro Plus 2010 Technical Preview (MO10), phiên bản thử nghiệm đầu tiên của Microsoft Office Pro 2010. MO10 là phiên bản được Microsoft phân phối cho các đối tác thân cận thử nghiệm, tích hợp đầy đủ các thành phần cần thiết như: Word 2010, Excel 2010, PowerPoint 2010, Access 2010, InfoPath 2010, OneNote 2010, Outlook 2010, Publisher 2010, Project Professional 2010, SharePoint Designer 2010, Visio Professional 2010. MO10 có dung lượng 1,34GB, tương thích với Windows XP SP2/XP SP3/Vista/7, yêu cầu máy có bộ nhớ RAM và CPU tối thiểu lần lượt là 512MB, 1GHz.

Thực tế ảo

(Theo naldzgraphics.net)

[Hướng dẫn] Làm Portable với Thinstall

Thinstall sẽ biến những phần mềm phức tạp thành phần mềm chỉ có một file EXE duy nhất, có thể chạy ngay mà không cần cài đặt, giống như những phần mềm portable. Tuy nhiên về bản chất thì khác, những phần mềm này sẽ chạy với đầy đủ những thành phần cài đặt nhưng đã được Thinstall giả lập để tạo một môi trường ảo,không ảnh hưởng gì đến hệ điều hành thật sự trong máy. Hiện nay nhu cầu tạo và sử dụng các phần mềm portable (chạy trực tiếp không cần cài đặt) ngày càng tăng, nhờ có ưu điểm không gây ảnh hưởng đến hệ thống (không để lại rác sau khi sử dụng), có thể copy vào ổ đĩa flash USB để sử dụng mọi lúc, mọi nơi. Nhưng tạo ra được một bản portable cũng không phải là chuyện dễ dàng với nhiều người, kể cả những người có kinh nghiệm. Thinstall sẽ giúp thực hiện vấn đề này theo một cách khác đơn giản hơn bằng cách làm cho các chương trình chạy trong một môi trường ảo dành riêng cho nó, hay nói một cách khác là tạo ra những phần mềm ảo (virtual). Những phần mềm ảo này sẽ có các đặc điểm như: t