Chuyển đến nội dung chính

Sử dụng VirtualBox cài Windows 7 trên Ubuntu (1)

Quản trị mạng - Bài viết này sẽ hướng dẫn phương pháp cài đặt Windows 7 vào một máy chủ Ubuntu 9.04 sử dụng VirtualBox. Sau đó thực hiện cấu hình cho Windows 7 chạy trong một độ phân giải chính xác và cho phép người dùng khởi chạy máy ảo Windows 7 này từ xa.

1. Cài đặt VirtualBox

Trước tiên chúng ta sẽ thực hiện cài đặt một phiên bản mã nguồn đóng của VirtualBox. VirtualBox có một phiên bản mã nguồn mở có tên OSE, nhưng phiên bản mở này không hỗ trợ một số tính năng cần thiết cho môi trường doanh nghiệp như VRDB (thực hiện kết nối từ xa) và hỗ trợ kết nối USB.

Để cài đặt VirtualBox trên Ubuntu, bạn sẽ phải bổ sung những vùng chứa cần thiết cho hệ thống quản lý ứng dụng. Để thực hiện thao tác này, mở cửa sổ terminal và nhập lệnh sau:
sudo nano /etc/apt/sources.list

Sau khi nhập mật khẩu quản trị, file sources.list sẽ được mở và bạn cần bổ sung dòng lệnh sau vào phía cuối của file này:
deb http://download.virtualbox.org/virtualbox/debian jaunty non-free
Sau đó lưu file này lại. Trước khi cập nhật apt, bạn phải bổ sung key của vùng lưu trữ VirtualBox. Trước tiên tải key của VirtualBox tại đây rồi lưu key này vào thư mục ~/ directory. Sau đó sử dụng lệnh sau để bổ sung key:
sudo apt-key add ~/sun_vbox.asc
Khi đã chạy lệnh apt-key thành công là bạn đã có thể bắt đầu thực hiện cập nhật apt với lệnh sau:
sudo apt-get update

Sau đó bạn hãy chạy lệnh đê cài đặt VirtualBox. Vì mục đích là cài đặt phiên bản VirtualBox mã nguồn đóng nên bạn hãy sử dụng lệnh có cú pháp sau:
sudo apt-get install virtualbox-2.2
Trong quá trình cài đặt này bạn sẽ phải chấp thuận cài đặt module nhân cho nhân hiện đang vận hành. Nếu không cài đặt module nhân này VirtualBox sẽ không thể hoạt động. Khi quá trinhg cài đặt hoàn tất bạn sẽ phải tạo người dùng trong nhóm vboxusers. Bạn hãy sử dụng lệnh sau:
sudo gpasswd -a USERNAME vboxusers
Trong đó USERNAME là tên người dùng muốn bổ sung.
Trước khi khởi chạy VirtualBox bạn cần phải cấu hình cho VirtualBox. Để kích hoạt hỗ trợ kết nối USB bạn phải bổ sung ID của nhóm người dùng vboxusers vào một dòng mới trong file /etc/fstab.
Trước tiên bạn cần kiểm tra số ID của vboxusers bằng lệnh sau:
grep vboxusers /etc/group
Lệnh này sẽ hiển thị thông tin có dạng như sau:
vboxusers:x:XXX:
Trong đó XXXID của nhóm người dùng vboxusers. Tiếp theo bổ sung một dòng mới vào file /etc/fstab, dòng bổ sung có dạng như sau:
none /proc/bus/usb usbfs devgid=XXX,devmode=664 0 0
Trong đó XXXID của nhóm người dùng vboxusers.
Vì đã cài đặt một module nhân mới, và bổ sung một dòng vào file /etc/fstab có thể bạn sẽ phải khởi động lại hệ thống.

Lưu ý:

Bạn có thể áp dụng những thay đổi trong file /etc/fstab mà không cần khởi động lại hệ thống bằng lệnh sau:

sudo mount –a
Tuy nhiên, do đã cài đặt module nhân nên bạn vẫn phải khởi động lại hệ thống. Sau đó bạn đã có thể sử dụng VirtualBox.

2. Chạy VirtualBox

Bạn sẽ thấy phiên bản này của VirtualBox trong menu con System Tools của menu Application của GNOME. Trong lần đầu tiên khởi chạy VirtualBox bạn sẽ không có bất kì máy ảo nào được hiển thị (hình 1). Do đó thao tác trước tiên cần thực hiện là tạo một Virtual Machine.




Hình 1: Giao diện VirtualBox.

Ngoài việc tạo mới Virtual Machine, bạn cũng có thể kiểm tra mọi thông tin và thực hiện cấu hình cho những máy ảo đã được tạo.

Để tạo một Virtual machine mới, click vào nút New để khởi chạy wizard Create New Virtual Machine. Trên trang Welcome nhấn nút Next. Khi đó bạn sẽ thấy trang VM Name and OS Type, tại đây bạn hãy nhập những thông tin được yêu cầu (hình 2).

Trong trường Name chúng ta sẽ nhập tên hệ điều hành sử dụng máy ảo là Windows 7. Trong vùng OS Type, chọn Microsoft Windows cho Operating System, và Windows 7 cho Version.



Hình 2: Nhập thông tin cho Virtual Machine.

Sau khi hoàn thành nhập thông tin, click nút Next. Tiếp theo bạn sẽ phải cấu hình bộ nhớ cơ sở sẽ được phân bổ cho máy ảo này trên trang Memory. Windows 7 yêu cầu dung lượng bộ nhớ tối thiểu 1GB nên bạn cần lựa chọn dung lượng RAM cho máy ảo là 1GB (Mặc dù máy ảo VirtualBox chỉ yêu cầu dung lượng là 512MB nhưng con số này chưa đủ cho Windows 7). Sau đó nhấn Next.



Hình 3: Cài đặt dung lượng bộ nhớ RAM cho Virtual Machine.
(Còn Tiếp)

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tiếp cận Microsoft Office Pro 2010

Sau Windows 7 RC, thần dân IT lại có dịp tiếp cận với “hàng khủng” khác của Microsoft: bộ Microsoft Office Pro Plus 2010 Technical Preview (MO10), phiên bản thử nghiệm đầu tiên của Microsoft Office Pro 2010. MO10 là phiên bản được Microsoft phân phối cho các đối tác thân cận thử nghiệm, tích hợp đầy đủ các thành phần cần thiết như: Word 2010, Excel 2010, PowerPoint 2010, Access 2010, InfoPath 2010, OneNote 2010, Outlook 2010, Publisher 2010, Project Professional 2010, SharePoint Designer 2010, Visio Professional 2010. MO10 có dung lượng 1,34GB, tương thích với Windows XP SP2/XP SP3/Vista/7, yêu cầu máy có bộ nhớ RAM và CPU tối thiểu lần lượt là 512MB, 1GHz.

Thực tế ảo

(Theo naldzgraphics.net)

[Hướng dẫn] Làm Portable với Thinstall

Thinstall sẽ biến những phần mềm phức tạp thành phần mềm chỉ có một file EXE duy nhất, có thể chạy ngay mà không cần cài đặt, giống như những phần mềm portable. Tuy nhiên về bản chất thì khác, những phần mềm này sẽ chạy với đầy đủ những thành phần cài đặt nhưng đã được Thinstall giả lập để tạo một môi trường ảo,không ảnh hưởng gì đến hệ điều hành thật sự trong máy. Hiện nay nhu cầu tạo và sử dụng các phần mềm portable (chạy trực tiếp không cần cài đặt) ngày càng tăng, nhờ có ưu điểm không gây ảnh hưởng đến hệ thống (không để lại rác sau khi sử dụng), có thể copy vào ổ đĩa flash USB để sử dụng mọi lúc, mọi nơi. Nhưng tạo ra được một bản portable cũng không phải là chuyện dễ dàng với nhiều người, kể cả những người có kinh nghiệm. Thinstall sẽ giúp thực hiện vấn đề này theo một cách khác đơn giản hơn bằng cách làm cho các chương trình chạy trong một môi trường ảo dành riêng cho nó, hay nói một cách khác là tạo ra những phần mềm ảo (virtual). Những phần mềm ảo này sẽ có các đặc điểm như: t