Chuyển đến nội dung chính

Sử dụng VirtualBox cài Windows 7 trên Ubuntu (2)

Trên trang Virtual Hard Disk bạn sẽ phải tạo một đĩa cứng. Nếu vẫn chưa tạo đĩa cứng nào thì Hard Disk Wizard sẽ tự động bật lên. Nếu đã có một đĩa cứng, bạn sẽ phải lựa chọn tùy chọn Create new hard disk (đề xuất) hoặc tùy chọn Use existing hard disk. Nếu lựa chọn tùy chọn Use existing hard disk bạn sẽ xóa mọi thứ trên đĩa cứng của Virtual Machine.

Lưu ý: Bạn phải lựa chọn hộp chọn Boot Hard Disk (Primary Master) (hình 4).



Hình 4: Tạo ổ đĩa ảo cho Virtual Machine

Nếu lựa chọn tùy chọn Create new hard disk rồi nhấn Next thì wizard Create New Virtual Disk sẽ hiện ra. Trên trang Welcome nhấn nút Next. Trên trang tiếp theo bạn sẽ được hỏi muốn tạo đĩa có thể thay đổi dung lượng hay cố định dung lượng, bạn hãy lựa chọn tùy chọn Dynamic để có thể mở rộng ổ đĩa khi cần thiết. Sau đó nhấn Next.

Trong trang tiếp theo (hình 5) bạn sẽ phải cấu hình vị trí và dung lượng đĩa cứng đang tạo. Thông thường vị trí đã được lựa chọn sẵn (là tên của máy ảo). Bạn chỉ cần thay đổi dung lượng bằng cách di chuyển con trượt. Sau đó nhấn Next.


Hình 5: Xác định vị trị và dung lượng ổ đĩa ảo của Virtual Machine

Trang cuối cùng sẽ xuất hiện cùng với mọi thông tin mà bạn đã lựa chọn, click vào nút Finish để hoàn tất. Sau khi kết thúc quá trình tạo đĩa, bạn sẽ quay trở lại với trang cuối của wizard tạo Virtual Machine. Tại đây bạn chỉ cần click vào nút Finish. Sau đó bạn sẽ thấy Virtual Machine vừa tạo hiển thị trên cửa sổ chính của VirtualBox (hình 6).


Hình 6: Thông tin máy ảo vừa tạo.

Như bạn thấy, trên bảng bên trái của cửa sổ VirtualBox hiển thị hai máy ảo Windows 7. Chúng có thể hữu dụng trong trường hợp kiểm thử hoặc có thể sử dụng cài đặt một phiên bản hệ điều hành khác.

3. Cài đặt Windows 7

Quá trình cài đặt Windows 7 trong một Virtual Machine cũng giống như quá trình cài đặt chuẩn. Bạn chỉ cần đưa đĩa cài đặt vào ổ CD/DVD, lựa chọn Virtual Machine vừa tạo rồi click nút Start trên cửa sổ chính của VirtualBox.

Bạn chỉ thấy một lỗi duy nhất ở phần cuối của quá trình cài đặt đó là Virtual Machine không thể cài đặt độ phân giải phù hợp. Bạn phải cài đặt Guest Additions cho VirtualBox. Thao tác này rất đơn giản. Trong khi Virtual Machine đang vận hành, vào menu Devices rồi chọn Install Guest Additions (hình 7).




Hình 7: Cài đặt Guest Additions cho Virtual Machine.

Lưu ý: Bạn chỉ có thể cài đặt Guest Additions khi Virtual Machine đang vận hành.

Sau khi click chọn Install Guest Additions bạn sẽ nhận được thông báo có nội dung Guest Additions CD can not be found (Không tìn thấy đĩa CD cài đặt Guest Additions). Và quá trình cài đặt sẽ hỏi xem bạn có muốn tải Guest Addition Image hay không. Hãy click Yes rồi click tiếp Download để tải file này. Khi quá hoàn thành tải, bạn sẽ phải xác nhận dung lượng của Guest Addition Image, sau đó quá trình cài đặt Guest Addition sẽ bắt đầu. Quá trình cài đặt công cụ này sẽ là một quá trình cài đặt ứng dụng Windows điển hình.

Sau khi quá trình cài đặt hoàn thành, bạn cần phải khởi động lại Virtual Machine bằng cách khởi động lại Windows 7. Khi Windows 7 đã khởi động xong bạn sẽ thấy:
  • Độ phân giải chính xác.
     
  • Không cần giữ hay nhả chuột bằng cách nhấn phím Ctrl bên phải.
     
  • Khởi chạy Windows trong chế độ thông suốt.
     
  • Copy và Paste giữa máy chủ và máy khách. 
4. Cài đặt Windows 7 vận hành từ xa

Một tính năng khác của VirtualBox là khả năng vận hành Virtual Machine từ xa. Thông thường, mọi thao tác cần thực hiện là cài đặt truy cập từ xa vào Virtual Machine trong VirtualBox. Windows 7 (và Vista) là một trường hợp khác. Ngoài việc cấu hình VirtualBox cho phép truy cập từ xa vào Virtual Machine, bạn còn phải cấu hình cho hệ điều hành Windows 7 cho phép truy cập từ xa. Trước tiên chúng ta sẽ thực hiện cấu hình cho VirtualBox.

Bạn sẽ phải đóng Virtual Machine. Không cần lưu trạng thái của Virtual Machine vì làm như vậy bạn sẽ không thể thay đổi cấu hình. Thay vào đó bạn cần đóng Virtual Machine lại, sau đó vào cửa sổ chính của VirtualBox chọn Virtual Machine của bạn rồi nhấn nút Settings. Trong cửa sổ cài đặt, click chọn tab Remote Display rồi lựa chọn hộp chọn Enable the VRDP Server (hình H).

Nếu cần thiết bạn có thể thay đổi số cổng cho máy chủ VRDP tại tab này.


Hình 8: Cấu hình Remote Display cho Virtual Machine.

Thực hiện xong click OK rồi khởi động Windows 7 Virtual Machine. Tiếp theo chúng ta sẽ cấu hình Windows 7 cho phép truy cập từ xa.

Khi Windows 7 đã khởi động và vận hành, click vào menu Start và nhập remote vào hộp Search, bạn sẽ thấy một số mục xuất hiện trong phần kết quả.


Hình 9: Kết quả tìm kiếm cho từ khóa remote.
 
Từ những mục này click vào mục Allow remote access to your computer (cho phép truy cập từ xa vào hệ thống) để mở System Properties Window trong cửa sổ Remote (hình 10). Bạn phải click chọn hai hộp chọn Allow remote assistance connections to this computer (Cho phép kết nối hỗ trợ từ xa vào hệ thống này) và Allow connections from computers running any version of Remote Desktop (Cho phép những kết nối từ những hệ thống sử dụng mọi phiên bản của Remote Desktop).


Hình 10: Cấu hình Windows 7 cho phép truy cập từ xa.

Sau đó click OK và bạn đã cho phép mọi hệ thống sử dụng công cụ Remote Desktop truy cập từ xa vào Virtual Machine.

(Hết)

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thực tế ảo

(Theo naldzgraphics.net)

Linux IP Commands

Display Current Config for all NIC's: ifconfig Display Current Config for eth0: ifconfig eth0 Assign IP: ifconfig eth0 192.168.1.2 Ping: ping -c 3 192.168.1.1

Mang trình đơn của Office 2003 vào Office 2010

Office 2010 mang đến cho chúng ta nhiều tính năng mới mẻ và thú vị. Theo đánh giá của nhiều người sử dụng, Office 2010 có nhiều ưu điểm nổi trội hơn Office 2003 và Office 2007. Tuy nhiên, với người dùng đã quá quen với các trình đơn tiện dụng của Office 2003 thì giao diện Ribbon của Office 2010 đôi khi lại gây ra phiền toái. Bài viết sẽ giới thiệu cách lấy lại các trình đơn quen thuộc của Office 2003 trong Office 2010.