Chuyển đến nội dung chính

Giao diện các hệ điều hành máy tính từ 1981 đến 2009

Giao diện đồ hoạ người dùng (viết tắt tiếng Anh: GUI) cho phép người dùng tương tác với phần cứng máy tính một cách thân thiện. Theo năm tháng, một loạt GUI đã được phát triển cho các hệ điều hành (HĐH) khác nhau như OS/2, Macintosh, Windows, Amiga, Linux, Symbian OS… Chúng ta hãy cùng ôn lại kỉ niệm qua các bức ảnh.

Bài viết sẽ mang đến một cái nhìn về sự tiến hoá trong thiết kế giao diện của các HĐH phổ biến từ những năm 1980 cho đến nay. Lưu ý rằng chúng ta chỉ quan tâm đến giao diện mà thôi, và cũng chỉ quan tâm đến các tính năng nổi bật. Không phải tất cả GUI của các HĐH đang tồn tại sẽ được liệt kê.

Giao diện đồ hoạ đầu tiên được phát triển bởi các nhà nghiên cứu thuộc Xerox Palo Alto Research Center (PARC) trong những năm 1970. Từ đây mở ra một kỉ nguyên hoàn toàn mới cho sức sáng tạo trong đồ hoạ máy tính.

Máy tính cá nhân đầu tiên sử dụng GUI hiện đại là Xerox Alto (1973). Đây không phải là sản phẩm thương mại.

Nguồn: toastytech.com

Giai đoạn 1981 - 1985

Xerox 8010 Star (1981)

Đây là hệ thống đầu tiên được tích hợp đầy đủ để làm thành máy tính để bàn, bao gồm các ứng dụng và GUI. Được đặt tên ban đầu là “The Xerox Star”, sau đó đổi thành “ViewPoint” và sau nữa là “GlobalView”.

Xerox 8010 Star, Nguồn: toastytech.com

Apple Lisa Office System 1 (1983)

Còn được gọi là Lisa OS (chữ OS ở đây là Office System). Được phát triển bởi Apple với mục đích trở thành một máy trạm xử lí tài liệu. Tiếc là máy trạm này không “thọ”, Apple đã khai tử Lisa OS và giới thiệu hệ điều hành Macintosh với giá cả hợp lí hơn.

Apple Lisa OS 1, Nguồn: GUIdebook

Có một số bản nâng cấp cho Lisa OS, như Lisa OS 2 (1983) và Lisa OS 7/7 3.1 (1984), nhưng chỉ là nâng cấp hệ thống, không có thay đổi về GUI.

Apple Lisa OS 1, Nguồn: GUIdebook

VisiCorp Visi On (1984)

Visi On là GUI đầu tiên của IBM PC. Hệ thống này nhắm đến các doanh nghiệp lớn và giá cũng không rẻ chút nào. Giao diện hỗ trợ chuột, có hệ thống hướng dẫn và không sử dụng biểu tượng.

VisiCoprt Visi On, Nguồn: toastytech.com

VisiCoprt Visi On, Nguồn: toastytech.com

Mac OS System 1.0 (1984)

System 1.0 là giao diện HĐH đầu tiên được phát triển cho Macintosh, mang nhiều tính năng của HĐH hiện đại như dựa trên cửa sổ với các biểu tượng. Bạn có thể dùng chuột để di chuyển cửa sổ, dùng thao tác kéo-thả biểu tượng để sao chép tập tin, thư mục.

Apple Mac System 1.0, Nguồn: toastytech.com

Amiga Workbench 1.0 (1985)

Khi được giới thiệu lần đầu tiên, Amiga đã đi trước thời đại. Giao diện hỗ trợ đồ hoạ màu (4 màu: đen, trắng, xanh da trời và cam), đa nhiệm ưu tiên, âm thanh nổi, biểu tượng nhiều trạng thái (chọn, không chọn).

Amiga Workbench 1.0, Nguồn: GUIdebook

Amiga Workbench 1.0, Nguồn: GUIdebook

Windows 1.0x (1985)

Cũng trong năm này, Microsoft cuối cùng đã nhập cuộc và cho ra mắt Windows 1.0, là HĐH với giao diện đồ hoạ đầu tiên. Hệ thống sử dụng các biểu tượng 32×32 pixel, đồ hoạ màu. Tính năng hấp dẫn nhất (mà sau đó bị loại bỏ) là biểu tượng hoạt hoạ của đồng hồ. Dù vậy, nhìn chung, không ai gọi Windows 1.0 là một HĐH hay giao diện đồ hoạ.

Microsoft Windows 1.01, Nguồn: makowski-berlin.de

Microsoft Windows 1.01, Nguồn: makowski-berlin.de

GEM (1985)

GEM (Graphical Environment Manager) là giao diện cửa sổ được phát triển bởi Digital Research, Inc. (DRI). Được thiết kế ban đầu cho hệ điều hành CP/M trên Intel 8088 và Motorola 68000, GEM sau đó được phát triển để sử dụng trên DOS. Hầu hết mọi người sẽ nhớ GEM như là GUI cho dòng máy tính Atari ST.

Nguồn: Wikipedia

Giai đoạn 1986 - 1990

IRIX 3 (1986, phát triển lần đầu: 1984)

IRIX là HĐH 64 bit dành cho UNIX. Một tính năng thú vị của GUI là hỗ trợ các biểu tượng véc-tơ, từ trước khi Mac OS X ra đời rất lâu.

Silicon Graphics IRIX 3.0, Nguồn: osnews.com

GEOS (1986)

Hệ điều hành GEOS (Graphic Environment Operating System) được phát triển bởi Berkeley Softworks, ban đầu dành cho Commodore 64. GEOS bao gồm một chương trình xử lí văn bản đồ hoạ (geoWrite), một chương trình vẽ (geoPaint).

Nguồn: Wikipedia.

Windows 2.0x (1987)

Trong phiên bản này, việc quản lí cửa sổ đã được cải tiến đáng kể. Các cửa sổ có thể được chồng lên nhau, co giãn, cực tiểu hoá và cực đại hoá.

Microsoft Windows 2.03, Nguồn: guidebookgallery.org

Microsoft Windows 2.03, Nguồn: guidebookgallery.org

OS/2 1.x (1988)

OS/2 ban đầu được phát triển chung với IBM và Microsoft, nhưng đến năm 1991 thì liên minh này tan rã. Phiên bản đầu tiên này chỉ hỗ trợ các biểu tượng đơn sắc và cố định.

Microsoft-IBM OS/2 1.1, Nguồn: pages.prodigy.net

Microsoft-IBM OS/2 1.1, Nguồn: pages.prodigy.net

NeXTSTEP / OPENSTEP 1.0 (1989)

Steve Jobs có ý tưởng xây dựng máy tính hoàn hảo cho các trường đại học và phòng nghiên cứu. Ý tưởng này đã sinh ra tập đoàn NeXT Computer.

Máy tính NeXT đầu tiên ra đời năm 1988, nhưng những tính năng quan trọng nhất được giới thiệu năm 1989 với phiên bản NeXTSTEP 1.0 GUI, sau đó đổi tên thành OPENSTEP, các biểu tượng lớn hơn (48×48), nhiều màu hơn.

NeXTSTEP 1.0, Nguồn: kernelthread.com

OS/2 1.20 (1989)

Phiên bản nhỏ kế tiếp của OS/2 mang theo nhiều cải tiến. Biểu tượng xinh xắn hơn và cửa sổ mượt hơn.

OS/2 1.2, Nguồn pages.prodigy.net

Windows 3.0 (1990)

Từ phiên bản này, Microsoft đã nhận ra tiềm năng của GUI và bắt đầu có những cải tiến đáng kể.

HĐH hỗ trợ chế độ chuẩn và chế độ nâng cao cho 386 (dùng nhiều hơn 640 KB bộ nhớ, dung lượng đĩa lớn hơn, màn hình độ phân giải cao hơn, như là Super VGA 800×600 và 1024×768).

Microsoft đã thuê Susan Kare để thiết kế các biểu tượng cho Windows 3.0 và mang một kiểu dáng nhất quán cho giao diện.

Microsoft Windows 3.0, Nguồn: toastytech.com

Microsoft Windows 3.0, Nguồn: toastytech.com

Giai đoạn 1991 - 1995

Amiga Workbench 2.04 (1991)

Phiên bản này mang đến nhiều cải tiến: màu sắc thay đổi, giao diện 3D. Màn hình có thể chia dọc thành nhiều vùng với độ phân giải và độ sâu màu khác nhau (hơi lạ đời trong thời đại này). Độ phân giải mặc định là 640×256, nhưng phần cứng cũng hỗ trợ các độ phân giải lớn hơn.

Commodore Amiga Workbench 2.04, Nguồn: guidebookgallery.org

Mac OS System 7 (1991)

Mac OS 7.0 là giao diện đồ hoạ đầu tiên của Mac hỗ trợ màu.

Apple Mac OS System 7.0, Nguồn: guidebookgallery.org

Apple Mac OS System 7.0, Nguồn: guidebookgallery.org

Windows 3.1 (1992)

Phiên bản Windows này hỗ trợ các font TrueType, và lần đầu tiên biến Windows trở thành nền tảng cho việc xuất bản trên máy tính. Trước đây, để có chức năng này, cần dùng hệ thống quản lí font ATM của Adobe.

Một gam màu Hotdog Stand được thiết kế riêng để giúp những người mù màu (một mức độ nào đó) có thể xem dễ dàng hơn.

Nguồn: Wikipedia.

OS/2 2.0 (1992)

Đây là giao diện đồ hoạ đầu tiên được “thi thố” trên chiến trường quốc tế, với các bài kiểm tra về tính khả dụng và khả năng truy cập. Toàn bộ GUI được phát triển bằng thiết kế hướng đối tượng.

IBM OS/2 2.0, Nguồn: toastytech.com

IBM OS/2 2.0, Nguồn: toastytech.com

Windows 95 (1995)

Giao diện được thiết kế lại hoàn toàn so với phiên bản 3.x. Đây là phiên bản Windows đầu tiên có nút Đóng cho mỗi cửa sổ. Các biểu tượng và các đối tượng đồ hoạ khác đều có trạng thái (kích hoạt, không kích hoạt, chọn, đánh dấu…). Nút Start nổi tiếng lần đầu tiên xuất hiện.

Đây là bước tiến lớn của Microsoft.

Microsoft Windows 95, Nguồn: guidebookgallery.org

Microsoft Windows 95, Nguồn: guidebookgallery.org

Giai đoạn 1996 - 2000

OS/2 Warp 4 (1996)

Phiên bản Warp 4 này được IBM cải tiến khá nhiều về môi trường làm việc.

IBM OS/2 Warp 4, Nguồn: toastytech.com

IBM OS/2 Warp 4, Nguồn: toastytech.com

Mac OS System 8 (1997)

Mac OS 8 là một trong những hệ thống sớm hỗ trợ các biểu tượng giả-3D.

Apple Mac OS 8, Nguồn: guidebookgallery.org

Windows 98 (1998)

Giao diện gần như không đổi so với Windows 95. Điểm khác biệt là hệ thống có thể hỗ trợ hơn 256 màu. Windows Explorer thay đổi hoàn toàn, và lần đầu tiên “Active Desktop” được giới thiệu.

Microsoft Windows 98, Nguồn: toastytech.com

KDE 1.0 (1998)

Theo nhóm phát triển KDE thì đây là “một môi trường desktop đương đại cho các trạm làm việc UNIX. KDE đưa là một desktop dễ dùng cho các hệ thống UNIX, tương tự các môi trường dưới MAc OS hay là Windows 95/NT. Hoàn toàn miễn phí và mở.”

Nguồn: Wikipedia

BeOS 4.5 (1999)

Giao diện của BeOS được phát triển với tiêu chí mang đến một thiết kế sáng sủa, gọn gàng.

Nguồn: Wikipedia

GNOME 1.0 (1999)

GNOME ban đầu được phát triển cho Red Hat Linux, sau đó được mở rộng cho các hệ thống Linux khác.

Red Hat Linux GNOME 1.0.39, Nguồn: visionfutur.com

Giai đoạn 2001 - 2005

Mac OS X (2001)

HĐH hoàn toàn mới với giao diện Aqua được Apple trình làng. Các biểu tượng mặc định có kích thước 128×128, bán trong suốt. Ban đầu người dùng không quen với sự thay đổi lớn này, hàng loạt chỉ trích ngay sau khi phát hành OS X. Nhưng không lâu sau đó, họ đã bắt nhịp và giao diện cơ bản được giữ nguyên đến hôm nay.

Apple Mac OS X 10.1 Nguồn: guidebookgallery.org

Windows XP (2001)

Microsoft có xu hướng đổi giao diện hoàn toàn trong mỗi phiên bản, và XP không phải là một ngoại lệ. Người dùng có thể thay đổi giao diện theo ý thích, các biểu tượng có kich thước mặc định 48×48 và sử dụng 24 bit màu.

Microsoft Windows XP Professional, Nguồn: guidebookgallery.org

KDE 3 (2002)

KDE 3 mang đến sự thay đổi đáng kể so với phiên bản 1.0.

KDE 3.0.1, Nguồn: netbsd.org

Giai đoạn 2007 - 2009 (hiện nay)

Windows Vista (2007)

Đây là lời đáp trả của Microsoft cho các đối thủ: giao diện mang tính 3D và nhiều hoạt hình. Hệ thống widget được giới thiệu, có dáng dấp của một Active Desktop được cải tiến.

Microsoft Windows Vista, Nguồn: technology.berkeley.edu

Mac OS X Leopard (2007)

Về cơ bản vẫn là giao diện Aqua, nhưng Leopard mang nhiều dáng dấp 3D hơn. Nhiều hoạt hình và tương tác.

Apple Mac OS X 10.5 Leopard, Nguồn: skattertech.com

GNOME 2.24 (2008)

GNOME đã nỗ lực nhiều để mang hương vị nghệ thuật đến cho giao diện. Có hẳn một cuộc thi chọn lựa hình nền cho phiên bản 2.24.

Nguồn: gnome.org

KDE 4 (4.0 2008, 4.2 2009)

Phiên bản KDE 4 mang đến nhiều cải tiến như mang tính năng hoạt hình, mượt cho các cửa sổ, hỗ trợ widget, dễ dàng thay đổi kích thước biểu tượng. Sự thay đổi đáng kể nhất là bộ biểu tượng, mẫu và âm thanh được cung cấp bởi dự án Oxygen.

Hiện giờ KDE còn có thể sử dụng trên Windows và Mac OS X.

Nguồn: Wikipedia

Hải Nam - Thông tin Công nghệ

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bit.ly: vừa upload file vừa rút gọn link

TTO - Không chỉ "ăn đứt" TinyURL.com nhờ khả năng quản lý tất cả link rút gọn và thống kê số lượt truy cập link, Bit.ly đi trước TinyURL.com một bước khi kết nối với dịch vụ yfrog.com, cho phép người dùng upload file jpg, png, gif, bmp, tiff, swf, flv, pdf, mp4, mov, avi. Đương nhiên, sau khi upload file thành công, link sẽ được Bit.ly tự động rút gọn. Đáng tiếc là dung lượng file hỗ trợ upload hơi bị hạn chế. Theo thử nghiệm, nếu upload file lớn hơn 10MB thường bị đứt gánh giữa chừng. Bạn nên đăng ký một tài khoản miễn phí tại http://bit.ly/ để có thể khai thác hết tính năng mà Bit.ly hỗ trợ, bằng cách nhấp vào liên kết Sign Up phía trên góc phải, điền thông tin cần thiết vào ba hộp Choose a Username (tên đăng nhập; bạn sẽ cung cấp trang nhà có địa chỉ http://tênđăng nhập.bit.ly), Enter Your Email Address (địa chỉ email), Choose a Password (mật khẩu đăng nhập), rồi bấm nút Sign Up ở cuối trang để hoàn tất đăng ký và đăng nhập dịch vụ.

Tiếp cận Microsoft Office Pro 2010

Sau Windows 7 RC, thần dân IT lại có dịp tiếp cận với “hàng khủng” khác của Microsoft: bộ Microsoft Office Pro Plus 2010 Technical Preview (MO10), phiên bản thử nghiệm đầu tiên của Microsoft Office Pro 2010. MO10 là phiên bản được Microsoft phân phối cho các đối tác thân cận thử nghiệm, tích hợp đầy đủ các thành phần cần thiết như: Word 2010, Excel 2010, PowerPoint 2010, Access 2010, InfoPath 2010, OneNote 2010, Outlook 2010, Publisher 2010, Project Professional 2010, SharePoint Designer 2010, Visio Professional 2010. MO10 có dung lượng 1,34GB, tương thích với Windows XP SP2/XP SP3/Vista/7, yêu cầu máy có bộ nhớ RAM và CPU tối thiểu lần lượt là 512MB, 1GHz.

[Hướng dẫn] Làm Portable với Thinstall

Thinstall sẽ biến những phần mềm phức tạp thành phần mềm chỉ có một file EXE duy nhất, có thể chạy ngay mà không cần cài đặt, giống như những phần mềm portable. Tuy nhiên về bản chất thì khác, những phần mềm này sẽ chạy với đầy đủ những thành phần cài đặt nhưng đã được Thinstall giả lập để tạo một môi trường ảo,không ảnh hưởng gì đến hệ điều hành thật sự trong máy. Hiện nay nhu cầu tạo và sử dụng các phần mềm portable (chạy trực tiếp không cần cài đặt) ngày càng tăng, nhờ có ưu điểm không gây ảnh hưởng đến hệ thống (không để lại rác sau khi sử dụng), có thể copy vào ổ đĩa flash USB để sử dụng mọi lúc, mọi nơi. Nhưng tạo ra được một bản portable cũng không phải là chuyện dễ dàng với nhiều người, kể cả những người có kinh nghiệm. Thinstall sẽ giúp thực hiện vấn đề này theo một cách khác đơn giản hơn bằng cách làm cho các chương trình chạy trong một môi trường ảo dành riêng cho nó, hay nói một cách khác là tạo ra những phần mềm ảo (virtual). Những phần mềm ảo này sẽ có các đặc điểm như: t